Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo thêm một phân vùng mới từ ổ đĩa còn trống, với cách này bạn có thể thực hiện được với Windows 7, Windows 8 và Windows 10 nhé!
Giả sử bây giờ máy tính mình chỉ có một ổ đĩa C và nó còn trống rất nhiều, giờ mình muốn tạo thêm một ổ đĩa D được tách ra từ ổ đĩa C thì các bạn thực hiện như sau:
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Disk-C.png"]
Trước khi thực hiện bạn phải chép dữ liệu ra nơi khác, đảm bảo an toàn nhé!
1. Bấm chuột phải vào This PC (hoặc My Computer) ngoài màn hình Desktop \ chọn Manage
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Manage-device.png"]
2. Chọn Disk Management
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Disk-Manager.png"]
3. Bấm chuột phải vào ổ đĩa còn trống để chia sẻ cho ổ đĩa mới \ chọn Shrink volum
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Shrink-volum.png"]
4. Hộp thoại Shrink xuất hiện, tại ô Enter the amount of space to shrink in MB đó là dung lượng sẽ được tạo cho ổ đĩa mới (nếu bạn đang sử dụng Windows 10 thì dung lượng dành cho hệ điều hành luôn cần nhiều nên với ổ cứng 200gb thì bạn chỉ có thể tạo ra thêm một ổ khoảng 27 gb thôi). Còn nếu bạn muốn tạo ra ổ có dung lượng cao hơn thì thì phải dùng phần mềm Partiton Wizard mới chia được.
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Shrink-options.png"]
5. Bấm OK trên hộp thoại Shrink
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/Disk-Manager-2.png"]
Một phân vùng trống đã được tạo ra
6. Đặt tên ổ đĩa cho phân vùng mới
Bấm chuột phải vào phân vùng mới tạo chọn \ New Simple Volume
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume.png"]
7. Cửa sổ New Simple Volume Wizard xuất hiện \ Bấm Next
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume-Wizard.png"]
Để mặc định rồi bấm Next (sử dụng hết dung lượng còn trống mới tạo)
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume-Wizard-2.png"]
Trong mục Assign the following drive letter chọn tên ổ đĩa \ bấm Next
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume-Wizard-3.png"]
Tiếp theo trong mục Volume label bạn nhập tên hiển thị ổ đĩa (ví dụ Data hoặc Phim ...) \ Bấm Next
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume-Wizard-4.png"]
Cuối cùng bấm Finish là bạn đã tạo xong phân vùng mới từ phân vùng có sẵn.
[lightbox thumb="http://dinhhau.com/wp-content/uploads/2021/06/New-simple-Volume-Wizard-5.png"]
Chúc các bạn thành công!